CÂY KHÔI NHUNG ( KHÔI TÍA )
Tên gọi khác: khôi nhung, cây lá khôi, cây độc lực, đơn quân tướng, Cơm nguội rừng
Tên khoa học: Ardisia silvestris
Cây khôi tía thuộc loại thực vật có hoa, họ anh thảo, cây nhỏ, mọc thẳng đứng, câm tầm 2m, ít phân nhanh. Lá thường tập trung ở ngọn, mọc sole, mép có răng cưa nhỏ. Mặt trên của lá khôi tía màu lục sẫm mịn như nhung, mặt dưới màu đỏ tím, gân nổi hình mạng lưới.
Hoa khối tía màu trắng pha hồng tím, mọc thành chùm, dài 10-15cm, gồm 5 lá đài và 3 cánh hoa. Quả mọng, khi chín màu đỏ. Cây ra hoa tháng 5- 7, quả chín tháng 10 – 12. Cây ưa bóng dưới tán rừng rậm ẩm ướt, phát triển tốt trên lớp đất nhiều mùn trong rừng nguyên sinh, ở độ cao từ 400 – 1200m.
Phân bố: Rải rác ở các tỉnh phía bắc: Vĩnh Phúc, Lào Cai, Yên Bái, Bắc Giang, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Thanh Hóa,…
Giá trị dược liệu và các bài thuốc của cây khôi tía
Khôi tía chữa các thành phần hoá học chính là Tanin và Glucosidcó công dụng trung hòa, chống viêm, làm giảm độ acid của dạ dày, giảm đau, đặc biệt có tác dụng làm se vết loét, kích thích lên da non và làm lành vết thương nên được dùng để trị viêm loét dạ dày tá tràng.
Theo bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa, nếu dùng ở dạng nước sắc, lá khôi tía không chỉ có tác dụng giảm đau, giảm dịch vị xuống mức bình thường ở những bệnh nhân đau dạ dày mà còn giúp bệnh nhân ăn ngon và ngủ tốt hơn.
Nước sắc lá khôi tía có tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn HP rất hiệu quả. Tác dụng ức chế này tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình điều trị loét dạ dày tá tràng.
Đặc biệt, lá Khôi tía kết hợp với các dược liệu như nghệ vàng, ô tặc cốt, hồi đầu thảo, phục linh, ý dĩ, sa nhân, cam thả… có tác dụng hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày, tá tràng cấp và mạn tính; giúp giảm nhanh các triệu chứng như đầy bụng, ợ hơi, ợ chua, nóng rát, đau vùng thượng vị; giúp bổ tỳ vị, tăng cường chức năng hệ tiêu hoá.
Bệnh cạnh đó, người bệnh cần đặc biệt chú ý trong ăn uống như ăn nhiều bữa, nhai kỹ; khi đau nên ăn nhẹ, ăn lỏng, uống nhiều nước; không ăn những chất dễ kích thích và không hút thuốc lá.
Nhân dân miền ngược vùng Lang Chánh, Ngọc Lạc tỉnh Thanh Hoá thường dùng lá khôi chế biến, sắc uống chữa đau bụng. Hội Đông y Thanh Hoá đã kết hợp dùng lá khôi (80g), lá bồ công anh (40g) và lá khổ sâm (12g) sắc uống chữa đau dạ dày; có thể gia thêm lá cam thảo dây (20g). Nhiều địa phương khác ở tỉnh Nghệ An cũng dùng lá khôi chữa đau dạ dày. Lá khôi được dùng với lá vối, lá hoè nấu nước tắm cho trẻ bị sài lở, hoặc giã với lá Vối trộn với dầu vừng đắp nhọt cho trẻ. Người Dao dùng rễ cây khôi thái nhỏ phơi khô ngâm rượu uống cho bổ huyết, lại dùng sắc uống chữa kiết lỵ ra máu, đau yết hầu và đau cơ nhục.
Kỹ thuật trồng và giá trị kinh tế
– Phương thức trồng:
+ Trồng hỗn giao; Trồng xen với một số loài cây khác dưới tán rừng.
+ Trồng thuần loài; Trồng theo băng, rạch hoặc theo đám dưới tán rừng thường xanh.
– Thời vụ trồng: Có hai vụ trồng trong năm.
+ Vụ xuân trồng vào tháng 3 – 4.
+ Vụ xuân – hè trồng vào tháng 6 – 7.
– Mật độ, khoảng cách trồng: mật độ trồng 1100 cây/ha, theo khoảng cách cây cách cây 1m, hàng cách hàng 2 m.
– Thu hoạch:
Sau khi trồng 4 – 5 tháng có thể thu hái lứa lá đầu, chọn những lá già, bánh tẻ phía dưới ngọn, hái bằng tay hoặc dùng kéo cắt sát cuống lá, để lại các lá non phía trên. Những năm sau có thể thu hái 2 – 3 lần. Sau mỗi lần hái cần vun gốc, bón phân NPK. Lá hái về kẹp thành từng kẹp, rồi cho vào lò sấy (như sấy thuốc lá) hoặc phơi dưới ánh nắng mặt trời tới khi khô dòn đem xếp vào túi nilông để bảo quản, đem tiêu thụ.
Giá bán trên thị trường hiện nay 180.000 – 250.000 / kg lá khô.
Cảm ơn quý khách hàng đã quan tâm.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.