Khổ sâm cho lá – trong bài viết trước về cây khổ sâm chúng ta đã tìm hiểu xong đặc điểm, tác dụng cũng như cách dùng khổ sâm để chữa bệnh. Tuy nhiên vẫn còn thiếu những kiến thức về kỹ thuật trồng để có nhiều nguyên liệu cần thiết. Muốn biết đủ bộ vậy thì mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây nhé.
Sơ qua một chút về công dụng của lá khổ sâm
Thanh nhiệt, tiêu độc, sát khuẩn… cây khổ sâm trị ung nhọt, kiết lỵ, viêm loét dạ dày hành tá tràng, chốc đầu, đầy bụng, khó tiêu…Ngoài ra khổ sâm cho lá còn có nhiều tác dụng khác như:
- Tác dụng phòng chống nấm.
- Tác dụng kháng sinh.
- Tác dụng đối với ký sinh trùng sốt rét.
- Tác dụng lợi niệu.
- Tác dụng kháng khuẩn.
Kỹ thuật trồng cây khổ sâm cho lá
1. chọn giống
Khổ sâm có thể trồng bằng cách gieo hạt xuống đất hoặc giâm hom bằng cành .
2. Đất và cách trồng
Khổ sâm không kén đất nên có thể trồng trên mọi loại đất, có thể là dất thịt hoặc đất pha cát để không bị úng ngập và tưới tiêu thuận lợi.
Nên trồng vào khoảng tháng 2 – 3, với khoảng cách 1 x 1m ( Mật độ 10.000 cây/ha)
Cây khổ sâm sinh trưởng cực kì mạnh và không bị sâu bệnh nên không cần phải tiến hành chăm bón nhiều. Tuy nhiên để đạt được năng suất cao và chất lượng lá tốt cần bón thúc cho cây trong thời kỳ cây sinh trưởng mạnh ( hè – thu), bằng nước phân chuồng, nước giải hay đạm pha loãng tưới vào quanh gốc cây.
3.Thu hoạch
Khó sâm có thể cho thu hoạch lá quanh năm, trừ mùa cây rụng lá. Thu lá về phơi hay sấy nhẹ đến khô, dùng dần.
Nhai mấy lá khổ sâm tươi với muối, nếu có nôn hay sôi bụng thêm miếng gừng sống.
Những Ai Nên Dùng Lá Khổ Sâm ?
- Người bị các bệnh về tiêu hóa, đường ruột.
- Người bị các bệnh về da như vẩy nến, á sừng, sang lở, chốc đầu.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.