Cây thảo sống nhiều năm cao 20-30cm, toàn cây có lông mềm và lông tiết màu tro trắng. Rễ mầm lên thành củ. Lá mọc vòng ở gốc; phiến lá hình bầu dục, gốc thuôn, đầu tròn, dài 3-15cm, rộng 1,5-6cm, mép khía răng tròn không đều; gân lá hình mạng lưới nổi rất rõ ở mặt dưới làm cho lá như bị rộp, chia lá thành những múi nhỏ. Hoa mọc thành chùm trên một cuống chung dài ở đầu cành. Đài và tràng đều hình chuông, tràng hơi cong dài 3-4cm, mặt ngoài tím đẫm, mặt trong hơi vàng với những đốm tím 4 nhị, nhị trường. Quả hình trứng, chứa nhiều hạt nhỏ.
Bộ phận dùng: Rễ củ – Radix Rehamanniae, thường gọi là Địa hoàng
2. Chọn đất và làm đất:
2.1 Chọn đất: Vì sinh địa rất dễ bị nhiều loại bệnh phá hoại cho nên lúc chọn đất trồng không nên chọn đất vụ trước trồng các loại cây họ cà, và một số loài cây họ bầu bí, rau cải, cà rốt hoặc thiên nam tinh, vì những loài này có nhiều bệnh hại giống như sinh địa, về sau dễ lây truyền sang cây sinh địa, làm cho đất trồng ngày càng có nhiều mầm mống bệnh. Mặt khác, căn cứ v ào kinh nghiệm của nhân dân thì các loại cây trồng trước trên đất đó, tốt nhất là các loại cây ngũ cốc như ngô, các loại lúa mạch. Nếu trên đất trồng địa hoàng vụ trước đã gieo trồng vừng, bông và các loài đậu thì sau này trồng sinh địa dễ bị nhện đỏ phá hoại rất nặng. Đất trồng sinh địa nhất thiết không được trồng liên canh, trồng liên tục vù ngày sang vụ khác dễ bị bệnh hại nặng, nói chung cứ cácch 5 – 7 năm sau mới trồng sinh địa lại trên đất đó. Những cây trồng xung quanh chỗ đất trồng sinh địa cần phải chú ý, theo kết quả quan sát bước đầu ở tỉnh Hà Nam thì cây trồng bên cạnh không nên trồng ngô và các loài cây có thân cao, dễ che mất ánh sáng của sinh địa, làm cho cây sinh địa mọc kém.
2.2 Làm đất: sinh địa ưa trồng nơi đất tơi xốp, sâu, nhiều màu. Nếu cày nông thì lớp đất dưới không được lật, củ không đâm sâu xuống dưới được, ảnh hưởng đến sản lượng. Trước khi cày đất mỗi mẫu cần phải bón 3000 – 5000kg phân bón lót sau đó cày sâu trên 33cm. Nếu trồng sinh địa vụ xuân thì phải cày đất vào vụ thu năm trước, làm cho đất ải, tăng thêm độ màu mỡ, giảm bớt sâu bệnh hại và cỏ dại. Đến thời vụ trồng thì cày bừa làm kỹ đất và đánh luống; có hai loại luống: luống hình mu rùa và luống mặt bằng. Luống mặt bằng rộng 1,2 – 1,3m, dài 10 – 12m là vừa; nếu quá dài quá rộng, lúc tát nước vào ruộng thời gian nước chảy khắp tương đối lâu, lượng nước ngấm mất nhiều, hoặc vì mặt luống quá rộng khó san bằng dễ bị úng nước, không có lợi cho cây sinh trưởng; mặt luống rộng nên san hơi nghiêng, chỗ đưa nước vào hơi cao, hai đầu chênh lệch nhau độ 7cm, đầu thấp nên có chỗ tháo nước để đề phòng đọng nước. Ở huyện Ôn phần lớn là đánh luống cao bừa kỹ san bằng mặt đất, trồng cây theo khoảng cách 40 x40cm, trồng xong cứ cách hai hàng cây đánh một rãnh, đất ở rãnh trải lên mặt luống (rạch); trồng sinh địa luống c ao rãnh sâu rộng khó bị úng.
3. Trồng:
3.1 Thời vụ trồng: có hai thời vụ trồng địa hoàng: địa hoàng sớm (địa hoàng xuân) và địa hoàng muộn (địa hoàng thu). Địa hoàng xuân thì trồng vào đầu tháng 4 (trước sau tiết thanh minh, thời kỳ sinh trưởng 160 ngày); địa hoàng muộn (hay địa hoàng thu) thìt rồng vào cuối tháng 5 đến đầu tháng 6 (từ tiểu mãn đến mang chủng), tức là sau khi thu hoạch đại mạch thì trồng ngay, thời kỳ sinh trưởng 140 ngày. Sau khi thu hoạch tiểu mạch cũng có thể trồng địa hoàng thu, nhưng thời kỳ sinh trưởng tương đối ngắn, sản lượng thấp. Nhân dân thường có câu nói “địa hoàng sớm nên trồng muộn, địa hoàng muộn cần trồng sớm”. Ý nói là nếu trồng địa hoàng sớm thì đến tháng 8 cây dễ bị bệnh cuốn lá xanh. Nhưng theo kết quả theo dõi bước đầu, dù là địa hoàng sớm hay địa hoàng muộn, nếu cây phát triển mạnh, nhiều lá, trong tháng 7 hay bị sâu bệnh phá hại: chủ yếu là bọ nhảy và bệnh cuốn lá xanh; nếu tháng 7 cây còn nhỏ thì sâu phá hoại ít, bệnh cuốn lá xanh cũng nhẹ (địa hoàng sớm nên trồng muộn).
3.2 Kỹ thuật trồng: mặt luống sau khi đã san bằng, trồng cây hàng nọ cách hàng kia 40 – 50cm, cây cách cây 33 – 40cm, hàng thứ hai trồng cây so le với hàng thứ nhất, thành hình hoa mai, mỗi mẫu trồng độ 3500 – 5000 cây, hết độ 15 – 20kg củ giống. Nếu hàng cách nhau 33 – 40cm, cây cách nhau 20 – 33cm thì 1 mẫu có thể trồng được 7000 – 10000 mầm, hết 30 – 40kg củ giống. trồng như vậy có thể nâng cao sản lượng trên một đơn vị diện tích.
Các phương pháp trồng: thứ nhất là trong khi đã san bằng mặt luống, cuốc hốc trồng theo khoảng cách đã định sẵn sau khi trồng xong lấp đất vào hốc cao hơn mặt luống, để khi tưới nước mặt đất không bị đóng thành váng ảnh hưởng tới sự mọc mầm. Khi cây đã mọc khỏi mặt đất, thì san đất cho bằng mặt luống.
Thứ hai là: đánh những rạch theo dọc luống, sâu từ 3 – 5cm, đặt giống theo khoảng cách đã định sẵn vào rạch, dùng cuốc hót nhẹ đất hai bên rạch phủ lấp giống, tạo thành những rãnh mới, sau này khi cần tưới nước thì tưới thẳng vào rạch, nhân dân ở đây gọi là “tưới chồi”. Khi đại bộ phận mầm đã mọc khỏi mặt đất thì san bằng mặt luống, như thế giữ cho đất ẩm lâu lại không vì tưới (tát) nước mà làm cho mặt đất đóng váng, vì thế cây mọc dễ, tỷ lệ mọc cũng cao.
Thứ ba là: trồng trên luống cao, trước khi trồng soi rạch sâu theo khoảng cách giữa các hàng 13 – 17cm, trên các rạch trồng so le vào hai bên luống theo khoảng cách đã định, sau khi trồng lấp đất dày 3cm. Cái lợi của cách trồng này là lúc khô hạn có thể tưới nước vào trong rãnh (rạch) lúc mưa to nước dễ thoát, đất không bị úng; mặt khác trồng luống cao, cây có được nhiều ánh sáng.
4. Vun xới làm cỏ:
Sau khi cây mọc đều, thì bắt đầu làm c ỏ vun xới 1 lần, lúc vun xới cần phải hết sức chú ý, không được làm long gốc cây, để cây không bị chết. Nói chung vun xới 3 lần, đến lúc lá che kín đất thì thôi không vun xới nữa, về sau nếu có cỏ thì lấy tay nhổ, xới đất sâu độ 1,5 – 3cm là vừa. Các nơi trồng sinh địa ở tỉnh Hà Nam chỉ vun xới làm cỏ một lần sau khi ruộng cây mọc xong, về sau thì lấy tay nhổ cỏ, người ta cho rằng lấy cuốc vun xới làm cỏ sẽ làm cho rễ, củ dễ bị tổn thương giảm sản lượng; nhưng căn cứ vào kết quả quan sát, củ địa hoàng mọc xiên vào đất tạo thành một góc 45 độ nếu xới đất xâu độ 3cm thì rễ không bị tổn thương. Do đó nên vun xới cho địa hoàng, nhưng là xới nông.
Lúc vun xới cần kết hợp tỉa cây, ngắt hoa. Sau khi cây đã mọc xong lúc cây đã có đường kính tán lá tứ 10 – 13cm, thì tỉa cây, để lại những cây khoẻ tốt, nhổ bỏ cây yếu, xấu. Lúc tỉa cần phải dùng dao con hay kéo mà cắt bỏ hết phần thân cây trên mặt đất, không nên dùng tay nhổ, lúc nhổ dễ làm cho cây bên cạnh bị long gốc, và chết. Không nên để quá muộn mới tỉa, ảnh hưởng tới sinh trưởng của những cây khoẻ, đến năng suất củ. Ngoài ra, lúc thấy cây có nụ hoa, lập tức ngắt bỏ đi để tập trung dinh dưỡng cung cấp cho cây và củ.
5. Tưới nước:
Địa hoàng ưa đất mát. Sau khi trồng 3 – 4 ngày, cần tưới nước một lần, về sau lúc nào thấy mặt đất khô thì lại tưới. Thời kỳ đầu cây mọc tương đối nhanh nên cần nhiều nước; thời kỳ sau củ phát triển mạnh hơn, cũng cần đủ nước, nhưng lượng nước không nên quá nhiều, nếu không củ dễ bị thối, lúc này nhất thiết không được úng đọng nước, cho nên sau khi mưa cần phải chú ý tháo nước kịp thời, để tránh thối củ; nói chung trong suốt quá trình sinh trưởng của cây nên tưới nước độ 5 – 6 lần.
Để giữ cho đất luôn luôn mát, việc tưới nước phải thực hiện được 3 lần tưới (3 tưới):
5.1 Sau khi bón phân thúc cần phải tưới nước. Ở tỉnh Hà Nam, phân dùng để bón thúc tuyệt đại đa số là phân khô, nếu không tưới thì không thể phát huy được kịp thời khả năng của phân; nếu không bón phân khô thì có thể bón phân nước như thế là đã kết hợp tưới nước luôn, tiết kiệm được nhân công.
5.2 Lúc trời khô hạn phải tưới nước.
5.3 Trời nắng to sau khi mưa, nhiệt độ đất lên cao, đất khô cần phải tưới nước.
Không tưới nước trong ba trường hợp (3 không tưới):
– Mặt đất khô không tưới
– Trời râm không tưới
– Buổi trưa đất nóng không tưới
Nói tóm lại, lúc tưới nước cần phải xem trời, xem đất, xem thời gian để tiến hành. Trên kia là căn cứ vào điều kiện khí hậi của tỉnh Hà Nam để dùng biện pháp 3 tưới, 3 không tưới kết quả rất tốt. Các nơi khác có thể áp dụng được không, còn phải căn cứ vào tình hình cụ thể địa phương mình.
6. Bón phân:
Cây địa hoàng cần nhiều phân, nhất là phân bón đủ phân lót. Trước khi cày đất, phân lót nên bón vãi trên mặt đất, sau đó cày lẫn vào đất, mỗi mẫu bón độ 5000kg, nhiều hơn thì càng tốt. Phân bón lót phần lớn là dùng phân chuồng và phân rác, căn cứ vào kinh nghiệm của tỉnh Hà Nam thì bón phân dê rất tốt. Cũng có thể bón 100 – 150kg khô dầu trước khi trồng (cho mỗi mẫu) làm phân bón lót. Bón phân thúc hai lần: lần thứ nhất khi cây mọc cao 7 – 10cm, lần thứ hai khi cây mọc cao 17 – 20cm, và thường bón bằng phân bắc pha nước hay phân khô dầu hoai. Phân khô dầu bón 100kg, nước phân bắc số lượng bón không hạn chế; cũng có nơi không bón phân thúc. Phân khô dầu có thể thay bằng phân hoá học. Mỗi mẫu bón 10kg fotfat canxi, 12,5kg kali, 15kg sunfat đạm chia làm 2 lần bón. Kỹ thuật bón phần lớn là bới một hố nhỏ bên cạnh gốc cây, bỏ phân vào trong hố đó, sau lấp đất lên trên. Khi cây đã mọc cao độ 33cm, moi hố dễ làm hỏng rễ cây, thì thôi không cần bón nữa, nếu cần bón thì tưới nước phân.
Vào khoảng giữa tháng 9, lá ngả sang màu vàng, tức là cây đã ngừng sinh trưởng. Bón đủ phân hay không có quan hệ tới thời gian ngừng sinh trưởng của cây, nếu bón ít phân, thiếu dinh dưỡng, cây sẽ ngừng sinh trưởng sớm, nếu bón đủ phân thì thời kỳ ngừng sinh trưởng muộn hơn hoặc không ngừng sinh trưởng; nhân dân địa phương có kinh nghiệm cho rằng địa hoàng không ngừng sinh trưởng. Nhưng ăn cứ vào quan sát, sản lượng cao hay thấp, cây ngừng sinh trưởng sớm, muộn hoặc không ngừng sinh trưởng, nếu bón đủ phân cây phát triển tốt, năng suất cao.
7. Giậm cây:
Nếu giống xấu số cây mọc ít, mọc không đều, hoặc bị sâu bệnh phá hại gây nên hiện tượng thiếu cây cần giậm cho đủ. Kỹ thuật giậm như sau: chọn ngày râm mát xem hố nào có 2 cây thì lấy chiếc xén đánh 1 cây, trồng giậm vào chỗ thiếu cây. Tỷ lệ sống có thể trên 90%. Nếu đánh cây giậm vào ngày nắng, trước hết nên tưới nước vào hố thiếu cây, chờ đến chiều tối thì giậm cây, đồng thời nên che cho cây để cây không bị nắng chết. Công việc giậm cây tốt nhất là tiến hành sớm không nên để muộn, nếu không sẽ ảnh hưởng tới sinh trưởng và năng suất của cây.
Phòng trừ sâu bệnh
Sâu bệnh hai địa hoàng tương đối nhiều, trong ba tháng 7, 8, 9 bị nghiêm trọng nhất. Nếu vụ địa hoàng sớm cây mọc um tùm trong tháng 7, 8 thường bị sâu bệnh hại khá nặng. Địa hoàng muộn lúc này cây còn bé, bị sâu hại nhẹ hơn.
1. Sâu hại:
Sâu phá hoại địa hoàng nặng nhất là nhện đỏ, sâu xanh, sâu non của họ ngài đêm, sâu xám, sâu mũi nhọn:
1.1 Nhện đỏ: Phần lớn phát sinh vào tháng 6, 7 và tháng 9, 10, sau khi phát sinh phá hoại cây rất nặng. Phương pháp phòng trừ có tính chất địa phương; ở tỉnh Hà Nam là tát nước vào đầy ruộng, hoặc cắt bỏ hết các phần cây, lá trên mặt đất, sau khi sử lý như vậy, nhưng vẫn bị thiệt hại rất lớn.
Năm 1957 huyện Vũ Trác đã tiêu diệt nhện đỏ bằng thuốc 1059, kết quả rất tốt. Căn cứ vào kết quả quan sát bước đầu sau khi phun 1059, cây có thể giữ được 30 ngày không có nhện đỏ phá hoại; nhưng sau khi phun thuốc chất độc có nhiễm vào trong củ không, có tác hại gì đối với chất lượng củ và có độc đối với người không, thì còn cần phải tiến hành thí nghiệm về dược lý mới có thể phổ biến rộng rãi, hoặc dùng vôi lưu huỳnh 0,3β0 và dùng thuốc E 605 pha theo tỷ lệ 1 phần vạn để phun.
1.2 Sâu xanh (ở đây người ta gọi là sâu sinh địa): ăn hại lá, từ cuối tháng 6 đến tháng 10 xảy ra 3 – 4 đợt, tháng 8 phát sinh nhiều nhất, lúc nghiêm trọng sâu có thể ăn trụi hết lá. Trứng của nó đẻ thành tổ ở dưới mặt lá, sâu non lúc đầu mới nở, phần lớn tập trung trên mặt lá, lúc này là thời cơ dễ tiêu diệt. Về sau sâu lớn ăn nhiều, phá hoại nặng, thường ăn trụi hết lá cây. Phòng trừ: có thể dùng 1kg thuốc 666 thấm nước 6% pha với 200kg nước để phun.
1.3 Sâu hại thuộc họ ngài đêm có mấy loài: Có loài màu xanh, cũng có loài màu đen hoặc màu nâu, nông dân thường gọi là sâu xanh, là loại sâu tạp thực. Sâu non tương đối nhỏ có thể dùng 666 thấm nước pha với 200 lần nước để phun; sau khi lớn chúng có sức chống đỡ thuốc 666 rất khoẻ, có thể dùng DDT thấm nước với 666 thấm nước mỗi thứ 1kg, sau khi trộn đều hoà vào 400kh nước khuấy đều đem phun, hoặc dùng thuốc sữa DDT 25% 1kg hoà vào 180kg nước đem phun đều có hiệu quả.
1.4 Sâu hại dưới đất: lúc làm đất có thể dùng bột 666 0,5% vãi lên mặt đất, cày lẫn vào trong đất, có thể giết được sâu hại trong đất. Mỗi mẫu vãi 15 – 20kg bột 666 0,5%. Trong thời kỳ sinh trưởng, có thể vãi bã độc để diệt trừ. Phương pháp pha trộn bã độc: có thể tham khảo phương pháp phòng trừ dế đối với nhân sâm.
2. Bệnh hại:
Bệnh hại của địa hoàng có rất nhiều, nhân dân trồng sinh địa xác định có bệnh gỉ đất, bệnh cuốn lá xanh, bệnh đốm lá và bệnh sùi củ.
2.1 Bệnh gỉ đất: Nhân dân gọi là bệnh gỉ đất hoặc gọi “cây con già”, tức là trong điều kiện khô hạn, lá bị bệnh có màu xanh tối, cây không lớn được, nếu lúc này có mưa kịp thời thì cây vẫn có thể tiếp tục phát triển, không bị thiệt hại mấy. Bệnh gỉ đất thường xảy ra đồng thời với việc phát sinh nhện đỏ.
2.2 Bệnh cuốn lá xanh: Vào đầu tháng 8, lá già có những chấm lốm đốm nhỏ hình dáng không nhất định. Lá bị bệnh khô héo, mép lá uốn cong theo gân chính giữa, còn giữa lá thì vẫn xanh nguyên cho nên gọi là bệnh cuốn lá xanh. Bệnh này lúc nặng, toàn bộ lá cây đều bị héo khô, cây bị chết. Trong điều kiện ẩm ướt, lúc bệnh xảy ra nặng, ảnh hưởng rất lớn đến sản lượng.
Nguyên nhân gây bệnh, điều kiện phát bệnh và phương pháp phòng trừ, còn phải tiếp tục nghiên cứu.
2.3 Bệnh đốm lá: Nhân dân thường gọi là bệnh đốm khô, đây là bệnh do nấm gây ra, hay phát sinh vào đầu tháng 7 đến đầu tháng 8, triệu chứng của bệnh là trên lá có những đốm bệnh hình tròn đồng tâm, điểm đốm này khá lớn, bệnh lây lan rất nhanh. Phòng trừ bệnh này có thể dùng dung dịch boocdô 1:1:140, trước khi và thời gian đầu bệnh mới xảy ra, tiến hành phun phòng bệnh; sau khi phun thuốc này, nếu không mưa thì có thể giữ được công hiệu 20 ngày, về sau cần phải phun tiếp tục, sau khi mưa, lúc trời trong nắng thì nên tiếp tục phun để đề phòng truyền nhiễm. Bệnh này chủ yếu là do nước mưa làm lây lan bệnh.
2.4 Bệnh sài củ (thối củ): Lúc cây mọc cao từ 27 – 33cm các bộ phận trên mặt đất như cây, lá úa héo dần, lá biến thành màu đỏ, về sau toàn bộ cây chết một cách từ từ. Bệnh này là do nấm bệnh truyền nhiễm, nếu đào gốc cây lên kiểm tra thì bệnh phát ra từ củ. Lúc trồng, nếu phát hiện củ có bệnh này, cần phải loại ngay không được dùng làm giống.
Triệu chứng của bệnh: khi vỏ củ giống thấy có một nốt đen nhỏ, hoặc sau khi bẻ gãy ngang củ t hì thấy giữa tâm củ có vệt đen, cần phải loại bỏ tất cả để đề phòng bệnh truyền nhiễm. Lúc phát sinh ra bệnh này, phần cây trên mặt đất chết, trong tháng 8 bị bặng nhất. Đất có thể truyền được bệnh này hay không? vấn đề này còn phải tiếp tục nghiên cứu.
Còn một loại bệnh thối củ nữa, lúc thu hoạch thấy củ có chỗ nứt là chỗ bệnh xâm nhập vào, chỗ sâu cắn và chỗ mắt chồi là chỗ ổ gây bệnh. Lúc đầu vỏ bị biến thành màu đen về sau làm cho ruột và toàn bộ củ biến thành màu đen; thời kỳ đầu phát bệnh lúc củ chưa có màu đen, củ còn chắc, chưa bị thối nát nhũn. Củ bị loại bệnh này sau khi chế biến vỏ củ nhăn nheo lại, thịt củ rất cứng, không có một tí dầu nào, phẩm chất giảm rất nhiều. Bệnh này lây lan truyền nhiễm như thế nào và phương pháp phòng trừ ra sao, còn đang được nghiên cứu.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.